-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 7 ngày trong tuần
Thứ 2 - 7: hoạt động từ 7:30 - 20:00
Chủ nhật: hoạt động từ 8:00 - 17:00
Da của trẻ nhỏ rất mỏng, chỉ bằng ¼ da người lớn. Khi bé mới chào đời, thậm chí chúng ta có thể nhìn rõ các mạch máu dưới da bé. Việc chăm sóc da cho trẻ nhỏ vô cùng quan trọng, đặc biệt là những ngày đầu đời. Ở bài viết này, Smee sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các loại da của trẻ nhỏ và cách chăm sóc da bé.
Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mất nước nhanh hơn, mỏng hơn, nhạy cảm hơn, chưa thể kiểm soát được nhiệt độ. Đặc biệt da bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, xâm nhập gây nên các bệnh ngoài da như lở loét, hăm tã.
- Da mềm mịn da thường: nếu bé nhà mình có làn da loại này thì ba mẹ cũng tạm yên tâm. Bé có làn da mềm mịn thì ít bị kích ứng, thường hồng hào, không bị khô. Tuy vậy, ba mẹ vẫn nên chăm sóc da cho con bằng cách cho bé bú mẹ thường xuyên hoặc uống đủ nước, tắm gội hàng ngày, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Da khô: Bé có làn da khô ba mẹ phải giữ ẩm thường xuyên. Da khô sẽ dễ mắc các bệnh chàm, vảy nến…Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ cho bé theo chỉ định bác sĩ, cho bé mặc đồ cotton, giữ nhiệt độ phòng ở mức ẩm vừa phải, tránh xa các nơi nhiệt độ cao làm khô da bé.
- Da chàm thể tạng: Loại da này ba mẹ phải cực kỳ chú ý. Da bé rất khô, sần sùi, nhiều vết bong da, bé dễ ngứa ngáy. Với làn da này, ba mẹ nên chăm sóc đặc biệt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Da rất nhạy cảm: Bé có làn da nhạy cảm rất dễ bị dị ứng, hay hăm tã và mắc rôm sảy. Toàn bộ quần áo mặc cho bé ba mẹ nên chọn loại thoáng mát, bỉm phù hợp cho da nhạy cảm, dùng nước xả nước giặt có nguồn gốc thiên nhiên. Mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm đặc biệt dành cho da bé.
- Da trẻ sơ sinh khá mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, dễ bị dị ứng, tổn thương.
- Da bé thường đỏ, nhăn nheo do lớp mỡ dưới da chưa có nhiều. Thông thường khoảng vài tuần sau khi bé chào đời, da bé sẽ hồng hơn, không còn nhăn nheo nữa.
- Da thường bị bong lớp màu trắng: Khi bé nằm trong bào thai, da bé sẽ được bảo vệ bởi lớp màng trắng giúp bé thích nghi với môi trường nước ối. Khi chào đời, các lớp màng trắng sẽ bị bong ra. Chúng ta thường thấy ở trẻ sơ sinh “thay da” chính là do lớp màng này bong tróc. Cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé. Đồng thời, cha mẹ cũng yên tâm vì hiện tượng tróc da tự nhiên này là bình thường.
- Bé có nhiều mụn sữa trên da: Bé sẽ có khá nhiều mụn sữa màu trắng khi chào đời. Thông thường sau 3 tháng các mụn sữa này sẽ hết. Nếu sau thời gian này mà bé vẫn còn hiện tượng mụn sữa thì ba mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu để nhận được tư vấn tốt nhất.
- Làn da của bé đặc biệt nhạy cảm với tác động vật lý, hóa học và vi khuẩn, đặc biệt với các tia UV
- Làn da bé khó điều chỉnh nhiệt đọ do hệ thống lưu thông máu ở làn da bé chưa hoàn thiện, da khó bù nước ở nhiệt độ cao, dễ bị mất nhiệt.
Khoảng 6 tuổi, da bé sẽ hoàn thiện dần như da người lớn. Giai đoạn dậy thì, khi tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, cấu trúc làn da bé sẽ thay đổi. Bé trai thường có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn bé gái.
Smee hiểu rằng làn da của bé cần được bảo vệ cẩn thận từ những năm đầu đời. Dù bé thuộc dạng da gì, Smee luôn mềm mại, thấm hút nhanh sẽ chăm sóc bé yêu cẩn thận. Với bài viết này, Smee hy vọng ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc da cho bé an toàn khỏe mạnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số bệnh hay gặp về làn da em bé ở bài tiếp theo.
Viết bình luận