-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 7 ngày trong tuần
Thứ 2 - 7: hoạt động từ 7:30 - 20:00
Chủ nhật: hoạt động từ 8:00 - 17:00
Mùa hè có nên đóng bỉm cho bé không? Nếu không đóng bỉm, mẹ sẽ rất mệt trong khâu dọn dẹp. Nhưng nếu đóng bỉm, làm sao để phòng tránh các bệnh hăm tã ở trẻ? Thời tiết vào hè, đến người lớn còn cảm thấy khó chịu nói gì đến các bé yêu của chúng ta. Liệu có cách nào vẹn cả đôi đường không nhỉ? Cùng Smee khám phá bí quyết đóng bỉm mùa hè cho bé nhé.
Các nguyên tắc đóng bỉm cho bé trong mùa hè
- Chọn bỉm cho bé có bề mặt mềm mại và thoáng mát
Chọn bỉm cho bé vào mùa hè, ba mẹ nên chú ý đặc biệt về tính mềm mại của bỉm. Những chiếc bỉm quá cứng, thô dày sẽ gây nóng rát bẹn, xót buốt cho bé. Bỉm kém chất lượng rất dễ khiến bé bị hăm da, gây ngứa, khó chịu. Dù là mùa hè hay đông, ba mẹ nhất định phải tìm mua cho bé các loại bỉm tã mềm mại và thoáng mát. Và mùa hè thì cần đặc biệt lưu ý hơn trong vấn đề này.
- Không nên đóng bỉm cho bé quá chặt
Ba mẹ sẽ cảm thấy thế nào khi mặc quần áo bó sát vào hè mà không bật điều hòa nhỉ? Chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu bé nhà bạn thích vận động, lượng mồ hôi sẽ ra tương đối nhiều. Vào hè, mẹ nên chọn các size bỉm rộng hơn một xíu với cơ thể bé. Bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tránh bị hằn da hay bức bối do mồ hôi tiết dính.
- Giảm số giờ đóng bỉm cho bé trong mùa hè
Hè nóng nực, để đảm bảo sức khỏe cho bé ba mẹ nên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ từ 26-28 độ. Có thể đặt thêm chậu nước trong phòng để giảm làm ẩm không khí. Tuy nhiên, nếu không sử dụng điều hòa, khi thời tiết quá nắng, ba mẹ nên giảm số giờ đóng bỉm cho con. Mùa hè quần áo khá nhanh khô, nếu bé vừa đi vệ sinh, ba mẹ có thể “thả rông” cho bé khoảng 30 phút. Thường xuyên kiểm tra bỉm của con vào hè. Đừng để bộ phận sinh dục của bé quá nóng, ẩm ướt, mồ hôi kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Vệ sinh cho bé thường xuyên là bí quyết tránh hăm khi trời oi bức
Thường xuyên lau rửa cho bé, đặc biệt sau mỗi lần bé đi vệ sinh dù nặng hay nhẹ. Dùng khăn ẩm lau vùng mông và bẹn bằng nước ấm. Để da bé khô hẳn mới mặc bỉm. Khi sử dụng các sản phẩm bôi da chống hăm cho bé, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ,
4 tiếng/ lần, dù bé không đi vệ sinh, ba mẹ vẫn nên thay bỉm cho con.
Đặc biệt chú ý các vùng da gấp nếp như: bẹn, bắp tay, bắp chân, đùi, nách… lau sạch mồ hôi để giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn tấn công bé.
Xem thêm: Mặc bỉm cho bé bao lâu thì thay
Đóng bỉm cho bé vào hè sai cách, ba mẹ cẩn trọng với các bệnh sau
1.Hăm, loét, viêm da
Da bé dễ tổn thương gây viêm, loét khi vệ sinh sai cách, đóng bỉm quá lâu vào hè.
2. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Khi bé đi vệ sinh, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ. Không vệ sinh đúng cách, bé có thể bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
3. Suy thận
Bé mắc viêm nhiễm lâu ngày có thể dẫn đến tích tụ, nhiễm trùng đường tiểu gây biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.
Qua bài viết này, Smee mong rằng ba mẹ sẽ trang bị thêm kiến thức đóng bỉm cho bé an toàn khi vào hè. Thời tiết chẳng còn là nỗi lo nữa nếu chúng ta biết cách vệ sinh và tuân thủ đúng nguyên tắc. Khi ba mẹ đọc được bài viết này, Smee hy vọng sẽ không còn bạn nhỏ nào mắc bệnh hăm tã hay các bệnh nguy hiểm trên khi vào hè nữa. Hãy comment bên dưới bài viết nếu ba mẹ muốn trao đổi và giải đáp về kiến thức chăm con cùng Smee nhé!
Viết bình luận